Quy trình sản xuất Trà Thái Nguyên

Quy trình sản xuất Trà Thái Nguyên
Thái Nguyên-Vùng đất nổi danh xứ Việt với những cánh đồng bạt ngạt trà xanh và đây cũng là đặc sản nổi tiếng của nơi này. Đây là dòng Chè thuộc loại Chè xanh, được trồng và thu hái, chế biến tại mảnh đất Thái Nguyên – một trong những tỉnh Bắc Bộ có điều kiện trồng Chè tốt nhất ở Việt Nam. Đây là dòng Chè truyền thống, là dòng Chè mang vẻ đẹp, tinh hoa của dân tộc Việt, nhận được sự đánh giá cao của người dùng trong nước và bạn bè quốc tế.
Trên thị trường chúng ta chỉ sử dụng trà đã qua chế biến,được đóng gói trong bao bì đẹp mắt và gần như ngoài những người sành trà,có hiểu biết về trà mới biết quy trình để làm ra gói trà ấy như thế nào,hãy cùng tìm hiểu quy trình làm ra trà Thái Nguyên qua các bước sau bạn nhé.
Thu hoạch chè: Dựa vào kinh nghiệm của người nông dân để xác định thời điểm thu hoạch chè. Thời điểm thu hoạch chè là thời điểm mà búp chè tươi không non quá cũng không già quá. Non quá thì quá trình chế biến chè sẽ dễ bị dập nát, sản lượng không cao. Còn già quá thì khiến cho chè búp khô không đẹp màu, nhiều chè cám, vụn dẫn tới sản lượng chè thành phẩm cũng không cao. Trong quá trình thu hoạch chè, kỹ thuật hái chè cũng đặc biệt quan trọng tùy từng loại chè, khi hái chè sẽ lựa chọn hái 1 tôm 2 lá non, hái 1 tôm 1 lá non, hái 1 tôm…
Để chè héo nhẹ và khô ráo: Trước khi chuyển sang giai đoạn 3 là ốp chè, thì chè cần phải được đảm bảo khô ráo, không bị dính nước. Chè được đổ ra nền sạch, rải mỏng trong phòng thoáng, không kín gió. Có thể dùng quạt để chè đảm bảo nước dính trên chè (nếu có) được bay nhanh. Thời gian ở giai đoạn này không quá 10h. Vì nếu để càng lâu chè sẽ bị ôi, màu nước tối và kém hương. Ốp chè: Đây là giai đoạn cho chè vào tôn quay làm chè mềm, mùi hăng mất đi chỉ còn lại mùi hương đặc trưng của chè, cuống dai để không bị dập nát khi cho vào vò ở giai đoạn 4. Những lưu ý khi ốp chè đó là nhiệt độ khi ốp vừa đủ, không nóng quá tránh làm cháy lá chè, cuống chè phải mềm khi dùng tay gập đôi lại cũng không bị gãy, bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm lại khi buông ra cũng không bị rời.
Vò chè: Ở giai đoạn này, người nông dân sẽ dùng tay vò cho những cánh chè nhỏ nát vụn còn sót lại, bỏ hết vụn chè đi, rồi cho chè vào cối vò chè để tiến hành vò chè. Thời gian vò chè khoảng từ 10-20 phút thậm chí 30 phút tùy loại chè và cối vò chè.
Sao khô chè thủ công: Đây là giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chè Thái Nguyên thành phẩm. Chè Thái Nguyên ngon hay không đều phụ thuộc vào giai đoạn này. Sau khi vò xong, cho chè vào tôn để sao khô. Nhiệt độ của tôn phải vừa đủ, không quá nóng sẽ khiến cho chè bị cháy và có mùi khét, mất đi hương thơm đặc trưng của chè, cũng không được quá nguội, sẽ khiến cho cách chè thành phẩm bị bạc. Lấy hương cho chè khô Thái Nguyên: Sau giai đoạn sao khô chè thủ công, chè khô được đổ ra nong, nia, người nông dân sẽ nhặt bỏ nhưng cuộng, lá vàng còn sót lại, để nguội. Sau đó điều chỉnh nhiệt độ lò tôn phù hợp rồi cho chè khô vào để lấy hương. Quá trình này người nông dân luôn kiểm tra chè xem đã đạt hương thơm tiêu chuẩn chưa. Nếu đã đạt thì cho chè ra khỏi tôn, kết thúc giai đoạn lấy hương. Đóng gói và bảo quản: Thông thường, việc bảo quản chè Thái Nguyên thủ công là cho vào túi bóng kính, buộc chặt miệng. Để nơi khô ráo, thoáng mát. Ngày nay, khi có công nghệ hỗ trợ, chè thành phẩm có thể được đóng gói hút chân không. Việc bảo quản bằng việc hút chân không sẽ giúp cho thời gian bảo quản chè Thái Nguyên được lâu hơn.

0983 412 602