Người Việt uống trà từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống và là thói quen hằng ngày, thứ trà được hầu hết mọi người yêu thích là trà thái nguyên, chè thái nguyên có hương vị thơm rất riêng, có sức quyến rũ ẩm khách gần xa mà các loại chè khác khó bề sánh kịp, nước trà xanh trong sánh vàng, vị chát dịu nhẹ lại ngọt hậu rất lâu khiến ai đã thưởng thức sẽ khó lòng quên được.
Cách uống trà của người Việt vô cùng đa dạng độc đáo khiến bạn bè quốc tế luôn bị hấp dẫn muốn trải nghiệm khám phá. Phong cách thưởng trà của người Việt có sự giao hòa với tâm linh, chén trà thường được pha đặt lên bàn thờ ngày giỗ, ngày tết hay ngày rằm mồng một dâng cúng mời ông bà tổ tiên, trong lễ tang ma chén trà sẽ được con gái dâng lên cúng cha mẹ. Chén trà mang nhiều ý nghĩa gắn bó sâu sắc. Uống trà thường ngày như một sở thích, một thói quen khi người ta gặp nhau, việc đầu tiên là phải pha ấm trà mời khách rồi mới bắt đầu câu chuyện. Chè thái nguyên được sử dụng hằng ngày như thế, quý nhau mới mời chén trà, hai tay nâng đỡ thể hiện tình cảm lòng thành với mong ước sự hòa hợp, sự kết giao tri kỷ.
Chè thái nguyên từ lâu đã không chỉ còn là đặc sản của riêng vùng đất Thái Nguyên hay của riêng Việt Nam mà chè thái nguyên đã được tôn vinh trong top đặc sản ẩm thực châu Á. Một sản phẩm văn hóa, một tác phẩm mang đậm chất địa phương từ cách tạo lán luống chè, làm cây trẻ lại, nhẹ tay hái búp, vò sao chè cho đến lấy lửa đánh hương là cả một công trình nghệ thuật kỳ công tỉ mỉ mới tạo ra được những cánh chè ngon đến mê hoặc lòng người.
Chè ngon làm cốt còn cách thưởng trà làm nên nét tao nhã cho mỗi cuộc thưởng trà, trà chọn phải ngon, nước phải tinh khiết, ấm chén phải sạch sẽ, trà pha đúng cách. Khi uống hai tay nâng nhẹ chén trà rồi nhấp môi uống từng ngụm nhỏ, vừa uống vừa thưởng thức hương vị và cái tinh túy trong chén trà.
Chè thái nguyên ngon thơm độc đáo là vậy, bởi thế nên bất kỳ ai khi đến thái nguyên đều chọn mua về làm quà, nếu không mua được vài lạng chè móc câu thì chưa phải đã đến thái nguyên.