Ngày nay, chúng ta đang trên con đường tiến tới hiện đại hóa đất nước, sự tất bật luôn khiến con người ta thèm một cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt mỏi và căng thẳng. Bên cạnh đó là sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế chè thái nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Khi một người con Thái Nguyên đi xa luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Và khi du khách đến thăm Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè thái nguyên dù chỉ một lần cái cảm giác ngây ngất, được đắm chìm trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt thì lúc đó bạn đã đến với vùng chè thái nguyên rồi đấy. Nghệ thuật uống chè thái nguyên ngon trở thành một ” đạo” và là thú vui tao nhã đôi khi lại hết sức cầu kì.
Có thể nói rằng văn hóa uống trà ở mỗi nơi là khác nhau mỗi vùng miền lại có cách thưởng trà rất riêng, nhưng chúng ta không thể quên đi hay bỏ qua đi văn hóa thưởng chè thái nguyên của người Thái., bởi nơi đây là cái nôi đã hình thành nên lịch sử và phát triển của cây chè, cũng từ đó mà văn hóa thưởng chè của người Thái Nguyên hình thành và tạo nên một nét văn hóa mới trong nghệ thuật uống của người Việt nói chung. Với người Thái nguyên, uống trà là một nét văn hóa cần phải được quan tâm họ ý tứ trong từng cử chỉ và dáng điệu từ cách tráng ấm, cho trà vào chén và rót trà mời khách rồi đến cách cầm chén trà, cách uống trà điệu bộ cũng rất tươi tắn thoải mái để cảm nhận được hết hương vị ngọt ngào của chén chè thái nguyên. Tất cả đã tạo nên một nét văn hóa đặc trưng và làm nên bản sắc văn hóa trà thái nói riêng và văn hóa trà Việt nói chung.
Uống trà là cả một nghệ thuật và không phải ai cũng biết được nghê thuật uống trà này. Các chân chè thái nguyên ngàn xưa và ngày nay vân chú ý đến nghệ thuật thưởng thức trà với nhiều loại trà cù cẩn thiết, để làm sao người uống có thể cảm nhận và thể nghiệm về trà giống như các thiền sư đây là một nét văn hóa rất riêng trong cách thưởng thức trà của người Thái Nguyên.
Dùng thìa gỗ múc trà được gọi là ngọc diệp hồi cung. Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước đun sôi điều này sẽ làm cho nước trong bình pha đạt được độ nóng cao nhất. Trà khô bỏ vào bình đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình, trà cụ dùng để xúc trà lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi chăm nước lên lần 1 được gọi là cao sơn trường thủy dùng vòi nước sôi mắt cua dội từ trên cao xuống nhằm tạo ra 1 lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra đổ đi nước đầu này để loại bỏ hết bụi bẩn. Trà nước 2 là lần đổ nước 2 vào ấm gọi là hạ sơn nhập thủy đổ nước cao tràn miệng rồi đậy nắp lại bọt bẩn trào ra hết rồi dội nước sôi lên nắp cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước 2 này chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo nên mùi vị tuyệt diệu thơm tho từ cánh trà. Khi dùng trà phải rót sao cho các chén trà đều có nồng độ như nhau bằng cách kê khít các miệng chén lại và đưa vòi quay vòng đều các chén. Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chen, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là Tam long giá ngọc, người dâng trà và nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống đưa tay trái qua phải mắt nhìn theo. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào bên trong dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước sau đó tay che miệng hớp 1 ngụm nhỏ. Người uống phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra từ đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng nuốt nước bọt tiếp lần 1, lần 2, lần 3 để cảm nhận.
Đó là những nét độc đáo trong văn hóa thưởng chè thái nguyên của người Thái – nét ăn hóa đặc trưng ấy đã làm nên một bản sắc văn hóa rất riêng và khác biệt cho những con người nơi đây. Đồng thời đó cũng là thước đo cho sự phát triển của một nền văn hóa dân tộc một quốc gia hay một khu vực.