Trà Ô Long Lâm Đồng

Quê hương của Trà Ô Long là tỉnh Phúc Kiến. Sau này Trà Ô Long nổi tiếng nên được gieo trồng nhiều nơi. Tại Trung Quốc. Sau này, thế kỷ 17, cây trà được đem sang Đài Loan. Đến năm 1985, thời kỳ kinh tế mở cửa ở Việt Nam, nhiều thương nhân Trà Ô Long đã vào Miền Nam và Miền Bắc để sản xuất cây trà Ô Long tại các tỉnh như Lâm Đồng, Hà Tây, Mộc Châu, Yên Bái,….

Vì giống Trà Ô Long cao cấp chỉ phù hợp đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu và lượng mưa của vùng cao nguyên, lại đòi hỏi một quy trình sản xuất hiện đại từ khâu chăm sóc cho đến chế biến, như vậy mới đạt được hương-sắc-vị-hình của trà. Chọn những búp non một nõn hai lá rồi qua giai đoạn nửa lên men, không ủ ướp chất tạo hương hay hương liệu nào đó nhưng Trà Ô Long vẫn khiến cho người ta ngây ngất bởi hương thơm tinh tế, vị ngọt dịu dàng cùng sắc trà sóng sánh như vàng.Mãi cho đến những năm đầu thập niên 90, của thế kỷ 20, một số thương nhân Đài Loan đến Lâm Đồng bàn về chuyện hợp tác, từ đó trà Ô Long mới thịnh hành và phát triển đến ngày hôm nay.

Và ở Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng là vùng trồng chè Ô Long nhiều nhất.Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu trong cả nước về diện tích và sản lượng trà – gần 24.000ha và 230.000 tấn. Không chỉ thế, trong các sản phẩm nông nghiệp, trà ô long còn được xem là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. Cho dù có những thăng trầm nhất định nhưng ô long vẫn luôn là sản phẩm rất đáng tự hào của tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên – nơi thiên nhiên có những ưu đãi đặc biệt để trồng và chế biến trà ô long. Trà Ô Long Lâm Đồng được chế biến theo phương pháp bán lên men, từ 40 – 60%, tạo nên thành phẩm độc đáo với những viên trà ngon tròn trịa, đặc trưng màu xanh đen, thơm ngát. Trà Ô Long Lâm Đồng có mùi hương rất lâu, vị nồng hậu, nước vàng nhạt, bã xanh đậm. Có thể khẳng định, Lâm Đồng là nơi lý tưởng nhất để gieo trồng cây Trà Ô Long. Cho nên, sản phẩm ở đây thuộc loại thượng hạng chẳng kém gì Trà Ô Long Đài Loan hay Trà Ô Long Trung Quốc.

Từ khâu hái lá trà, phơi khô tự nhiên, ủ lên bán lên men, sấy dẻo rồi vê lại thành hình, sấy khô lần hai tạo nên Trà Ô Long Lâm Đồng. Lá trà phải được hái trong mùa xuân, chọn những nõn hồng tím cùng hái lá non xanh lục. Thời điểm hái trà từ 12h trưa đến 4h chiều, cũng là thời điểm lá trà hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Sau khi hái xong, đem phơi khô với nắng rồi lại phơi mát ở nhiệt độ khoảng 20 độ C. Tiếp theo sao trà để lấy bớt nước trong lá trà, nhiệt độ lúc này là 80 – 85 độ C. Sấy dẻo, làm mềm lá trà rồi viên lại, thành hình tròn, đem đi sấy khô lần cuối, kết thúc quá trình lên men, bốc hơi hết hơi nước, có đầy đủ chất dinh dưỡng bên trong rồi đem đi đóng gói và phân phối khắp cả nước.

https://tancuongxanh.vn/tra-o-long

0983 412 602