Chè Thái Nguyên
– Chè Thái Nguyên: là loại chè không trải qua quá trình oxy hóa như trà đen và trà ô long. Chè Thái Nguyên có nhiều hình dạng khác nhau: lá dài nhọn, lá dẹp, vo xoắn, vo viên như hình thuốc súng… màu sắc thường là màu xanh xám, xanh đen, xanh nhạt hơi vàng nhưng khi pha, nước cho màu xanh vàng tươi sáng đẹp mắt, vị tươi hơi chát.
- Chế biến: Chè Thái Nguyên được chế biến ngay sau khi hái lá chè, chỉ trải qua 4 công đoạn chính: hái chè, làm héo, vò chè và sao khô. Kỹ thuật chế biến quan trọng ở đây là sử dụng nhiệt để ngăn chặn quá trình oxy hóa. Chè sau khi hái về được cho vào chảo nóng để làm héo lá, khi lá héo mềm sẽ được đem ra vò, rồi ngay sau đó cho lại vào chảo để sao khô. Chè Thái Nguyên được chế biến bằng cả phương pháp thủ công và hiện đại. Phơi khô dưới ánh nắng, sao khô trên chảo bằng than hoa là những phương pháp thủ công phổ biến. Sao khô trong lò, thùng quay hoặc hấp là những phương pháp phổ biến hiện đại.
– Công dụng: quy trình sản xuất chè như trên giúp cho chè Thái Nguyên giữ lại được lượng caffeine, polyphenol và các chất hữu cơ dễ bay hơi trong lá chè. Nói chung là chè Thái Nguyên giữ lại được nhiều dược tố tốt, trong đó vitamin C chỉ có trong lá chè Thái Nguyên. Chè Thái Nguyên cũng có chứa một chất rất hiếm là mangan ( trà ô long cũng có nhưng rất ít). Uống chè Thái Nguyên hằng ngày không chỉ giúp tỉnh táo sảng khoái mà còn giúp lọc thận, lợi tiểu, kháng khuẩn, chống viêm, ổn định huyết áp và phòng chống ung thư.
Trà Ô Long
Trà Ô Long được gọi chung trong nhóm “thanh trà” là một nhóm lớn gồm những loại trà được lên men ( oxy hóa ) khoảng từ 20% đến 80%. Mức độ oxy hóa này phản ánh qua màu lá trà cũng như màu nước trà pha từ xanh sang vàng, hổ phách hay nâu đỏ. Loại trà này ngày nay rất được ưa chuộng bởi có sự đa dạng về hương vị. Trà ô long trở nên ngọt ngào hơn hẳn so với chè Thái Nguyên, vị chát rất nhẹ nhàng. Nó có thể có hương giống hạt dẻ, hương hoa hoặc trái cây, hương mật ong…rất hấp dẫn.
Bảo Lộc ( Lâm Đồng ) hiện là vùng sản xuất trà ô long chất lượng cao của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
- Chế biến: Trà Ô Long trải qua quá trình chế biến phức tạp nhất trong các loại trà, với đầy đủ 5 công đoạn. Trong đó công đoạn làm dập và oxy hóa được lặp đi lặp lại để tạo nên hương vị mong muốn. Một mẻ trà ô long thành phẩm phải mất ít nhất 32 giờ đồng hồ chế biến liên lục. Trong quá trình chế biến này, caffeine trong lá trà liên kết với tanin tạo thành Tanat caffein tan trong nước nóng tạo ra hương thơm và giúp cho trà ô long trở nên hài hòa, ít đắng chát ( tanin có vị chát, caffein vị đắng ).
– Công dụng: Trà ô long không chỉ đa dạng về chủng loại sản phẩm mà mùi hương đa dạng cũng giúp nâng cao trải nghiệm của người thưởng trà, hương thơm của trà còn giúp giải tỏa căng thẳng và có lợi cho hô hấp. Trà ô long với những phản ứng từ quá trình oxy hóa còn tạo ra nhiều dưỡng chất có lợi cho sữa khỏe. Uống trà olong hằng ngày được ghi nhận là có khả năng nâng cao sức đề kháng, phòng chống suy thận, giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì.